Marathon là sự kiện đầu tiên của Olympic hiện đại năm 1896, nhưng đến tận năm 1921 thì chiều dài của cuộc đua mới được tiêu chuẩn hóa. Hiện nay có hơn 800 vận động viên marathon tranh tài hàng năm trên khắp thế giới, phần lớn người tham dự là những vận động viên nghiệp dư hoặc những người bình thường tham gia với mục đích giải trí. Những cuộc đua marathon lớn hơn có thể có hàng nghìn người tham dự.[2]
Cái tên Marathon[a] bắt nguồn từ câu chuyện của huyền thoại Pheidippides, một người đưa thư người Hy Lạp. Câu truyện kể rằng ông trong khi ông đang tham chiến trận Marathon tháng 8 hoặc tháng 9 năm 490 trước Công nguyên,[3] ông đã chứng kiến một con tàu của Ba Tư đổi hướng về phía Athens khi trận chiến gần kết thúc thắng lợi cho quân đội Hy Lạp. Ông hiểu rằng đây là một nỗ lực của Người Ba Tư bại trận định tiến đến thành phố để tuyên bố tin giả về chiến thắng của quân Ba Tư hoặc chỉ đơn giản là một cuộc đột kích của quân Ba Tư,[4] nhằm tuyên bố quyền thế của họ trên đất Hy Lạp. Người ta cho rằng ông đã chạy suốt quãng đường tới Athens mà không dừng lại, vứt bỏ vũ khí và thậm chí cả quần áo để giảm cân nhiều nhất có thể, và xông vào hội đồng, hét to "Νενικήκαμεν" (Nenikékamen, "Chúng ta đã chiến thắng") trước khi gục ngã và qua đời.[5]
Ghi chép về cuộc chạy từ Marathon đến Athens lần đầu tiên xuất hiện trong tác phẩm Vinh quang Athens của Plutarch vào thế kỷ thứ nhất Công nguyên, trong đó trích dẫn from từ tác phẩm bị thất lạc của Heraclides Ponticus, ghi tên người đưa tin chạy về Athens báo tin là Thersipus của Erchius hoặc Eucles.[6] Đây là tài liệu được sử dụng bởi Benjamin Haydon cho bức tranh của ông Eucles Announcing the Victory of Marathon, được xuất bản dưới dạng bản khắc vào năm 1836 với hình minh họa đầy chất thơ của Letitia Elizabeth Landon.[7] Nhà văn trào phúng Lucian of Samosata đã đưa ra một trong những lời tường thuật sớm nhất tương tự như phiên bản hiện đại của câu chuyện, nhưng tính xác thực lịch sử của câu chuyện gây tranh cãi dựa trên lối viết châm biếm của nó và người chạy được gọi là Philippides chứ không phải Pheidippides.[8][9][cần chú thích đầy đủ]
Marathon trong Olympic hiện đại
Khi ý tưởng về một Olympic hiện đại trở thành hiện thực cuối thế kỷ 19, những người khởi xướng và tổ chức muốn tìm đến một sự kiện nổi tiếng mang tính vĩ mô và họ đã nhớ đến chiến thắng của người Hy Lạp. Ý tưởng tổ chức Marathon được khởi xướng bởi Michel Bréal, người muốn có một sự kiện tiêu biểu cho thế vận hội Olympic đầu tiên năm 1896 tại Athens. Ý tưởng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Pierre de Coubertin, nhà sáng lập Olympic hiện đại, cũng như nhiều người Hy Lạp khác. Những người Hy Lạp đã tổ chức cuộc đua có chọn lọc đầu tiên của Marathon và người chiến thắng trong cuộc đua đầu tiên là Charilaos Vasilakos với thành tích 3 giờ 18 phút. Người chiến thắng đầu tiên trong một cuộc đua Marathon tại Olympic là Spyridon Louisa Arellina, một người Hy Lạp làm nghề đưa nước. Ông đã giành chiến thắng với thời gian 2 giờ 58 phút và 50 giây.
Cuộc đua Marathon cho nữ giới được giới thiệu tại Olympic mùa hè 1984 tổ chức tại Los Angeles và người chiến thắng là Joan Benoit của Mỹ với thành tích 2 giờ 24 phút 52 giây.[10]
Độ dài chặng đua
Danh sách độ dài chính thức của các cuộc đua Marathon từ năm 1896
Olympics 1908
Ủy ban Olympic quốc tế đã đồng ý vào năm 1907 rằng khoảng cách cho cuộc thi marathon Olympic London 1908 sẽ là khoảng 25 dặm hoặc 40 km. Ban tổ chức quyết định chọn đường chạy 26 dặm từ điểm xuất phát Lâu đài Windsor đến lối vào hoàng gia của Sân vận động Thành phố White, tiếp theo là một vòng (586 thước Anh 2 foot; 536 m) của đường đua, kết thúc trước Hộp Hoàng gia.[11][12] Đường chạy sau đó đã được thay đổi để sử dụng một lối vào khác dẫn đến sân vận động, sau đó là một vòng chạy dài 385 thước Anh về đích tương tự.
25 vận động viên chạy marathon nhanh nhất mọi thời đại
Sau đây là danh sách những kỷ lục trong Top 25 cá nhân từng chạy cự ly marathon. Thời gian tiếp theo của mỗi vận động viên được ghi chú bên dưới bảng. Ngày cập nhật dữ liệu là 11/02/2024.[17][18][19][20]
Eliud Kipchoge (Kenya) đã chạy với thời gian 1:59:40,2 tại Thử thách Ineos 1:59 ở Viên vào ngày 12 tháng 10 năm 2019. Sự kiện này được tổ chức mà không có đối thủ cạnh tranh nào khác và với sự hỗ trợ cung cấp gel và nước theo yêu cầu, và những người dẫn tốc thay phiên nhau. Do đó, nỗ lực không đủ điều kiện để phê chuẩn chính thức.[38] Tốc độ này nhanh hơn so với lần chạy được hỗ trợ trước đây của anh ấy là 2:00:25 tại NikeBreaking2 ở Monza ngày 6 tháng 5 năm 2017, cũng không được công nhận chính thức.[39]
Geoffrey Mutai (Kenya) đã chạy với thời gian 2:03:02 tại Boston Marathon vào ngày 18 tháng 4 năm 2011, chạy trên đường chạy có hỗ trợ (trong trường hợp của Boston, đường chạy xuống dốc theo từng điểm, vượt quá tiêu chuẩn) và do đó không đủ điều kiện cho các mục đích kỷ lục theo quy tắc 260.28 của IAAF
Moses Mosop (Kenya) đã chạy với thời gian 2:03:06 tại Boston Marathon vào ngày 18 tháng 4 năm 2011, chạy trên đường chạy có hỗ trợ và do đó không đủ điều kiện cho mục đích lập kỷ lục theo quy tắc 260,28 của IAAF
Dưới đây là danh sách tất cả các thời gian khác bằng hoặc nhanh hơn 2:03:51:
^ abcde“Maratón Valencia Trinidad Alfonso EDP”. World Athletics. 6 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
^“World records ratified” (Thông cáo báo chí). World Athletics. 20 tháng 12 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
^“Radcliffe runs 2:15:25 in London!”. World Athletics. 13 tháng 4 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)