Chế A Nan
Jaya Ananda[1]:229–230 (Phạn văn: जय आनंद, chữ Hán: 制阿難 / Chế A-nan; ? - 1342) là tên gọi theo Việt sử của một nhân vật được nhà Trần lập làm quốc chủ Champa vào năm 1318. Tiểu sửJaya Ananda có nguyên danh là Patalthor[2] (Việt sử gọi là Thủ), ông sinh trưởng ở cực Nam nước Đại Việt và làm thống soái trong quân lực của vua Chế Năng. Năm 1318, khi vừa đuổi được Chế Năng, nhà Trần tấn phong ông làm Hiệu Thánh á vương (效城亞王) nhằm biến nước này thành phiên thuộc. Theo truyền thống lúc đó, bất kỳ nhân vật nào nắm quyền lãnh tụ liên minh 5 tiểu quốc Champa phải có xuất thân từ bộ lạc Cau hoặc Dừa, nhưng Jaya Ananda không đạt được tiêu chuẩn đó nên liên tục bị triều thần chống đối bằng võ lực suốt từ 1323 đến 1326. Nhằm tìm kiếm vai trò chính thống, năm 1323 Jaya Ananda phải cử em trai là Pao Yeou Patseutcho (Hán âm) đi cống sứ nhà Nguyên để được thiên triều thừa nhận. Từ láng giềng phương Bắc, hoàng đế Trần Minh Tông cả sợ Champa vuột khỏi tầm kiểm soát của mình một khi chiếm được sự bảo hộ từ Trung Hoa, nên vào năm 1326 nhà Trần phái quan binh xuống đánh, nhưng không ngờ bị đẩy lùi[2]:90–91[3]. Mặc dù sau đó nhà Trần không chính thức thừa nhận, nhưng nhờ vậy Champa đã tồn tại như một quốc gia tự trị, không còn giữ bất cứ sự liên đới nào với Đại Việt.
Vào năm 1342, vua Chế A Nan băng hà. Con rể là Trà Hòa tự lập làm kế vương, bèn sai người sang Đại Nguyên và Đại Việt báo tang. Ngay sau đó, con trai ông tên Chế Mỗ và Trà Hòa gây ra cuộc tranh ngôi trong 6 năm, tạm thời Vijaya lâm vào hoàn cảnh tao loạn[3]. Rốt cuộc, Chế Mỗ thua phải chạy sang Đại Việt nương tựa, Trà Hòa thừa thế càng vững ngôi[2]:91.
Gia thấtViệt sử có chép lại danh tính một số người liên hệ huyết thống với vua Jaya Ananda là Chế Mỗ (trưởng nam), và Chế Bồng Nga (thứ nam), Maha Sawa (con rể), Pao Yeou Patseutcho (em trai). Trong đó, Maha Sawa và Chế Bồng Nga đều trở thành quốc trưởng Champa. Dấu ấnChính sách ngoại giao dựa vào Trung Hoa để chống lại sức ảnh hưởng của Đại Việt mà vua Jaya Ananda khởi xướng đã được mọi nhà cai trị Champa đời sau tiếp thu, tích cực nhất là dưới triều Chế Bồng Nga. Cho nên, các triều đại Đại Việt từ đó phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi muốn Nam chinh, thậm chí phải lựa thế Trung Hoa suy yếu hoặc không thể vươn xuống thì mới dám bức ép Champa. Tuy vậy, khó khăn lớn nhất của Champa lại luôn phát xuất từ sự chia rẽ nội bộ, mà ngay triều đại của Jaya Ananda đã phản ánh điều đó. Xem thêmTham khảo
Information related to Chế A Nan |
Portal di Ensiklopedia Dunia